facebook
  • tuongsing68@gmail.com
  • Nhận các câu hỏi và hỗ trợ

Hỗ trợ khách hàng

Cảm ơn bạn đã ghé thăm. Chúng tôi hân hạnh được giải đáp thắc mắc cho bạn!

Wendy Thủy Singapore
+65 85111418(Viber, Zalo... )
Mr Vịnh Vietnamese
0904.151.931(Viber, Zalo...)

Dự báo thời tiết

Video

Lịch Sử Singapore

Tiến tới độc lập          

Anh Quốc đã chiếm lại Singapore vào tháng 8 và tháng 9 năm 1945. Từ đó mãi cho đến giữa năm 1946 Singapore nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Anh, sau đó mới được giao lại cho Bộ Thuộc địa. Chính sách của Anh đối với Singapore sau chiến tranh khác với chính sách đối với Malay. Họ dự tính cho Malay tiến tới độc lập, nhưng lại quyết định rằng việc cải cách chính trị ở Singapore cần phải được kiểm soát chặt chẽ, chỉ cho Singapore được một chính quyền tự trị rất hạn chế.

Có ba lý do chính về sự khác biệt chính sách này.

Thứ nhất là việc tiếp tục kiểm soát trực tiếp Singapore được coi là sống còn đối với quyền lợi thương mại của Anh ở vùng Đông Nam Á.

Thứ hai, Singapore là một căn cứ hải quân chiến lược ở Đông Nam Á.

Thứ ba, cộng đồng người Hoa chiếm đa số ở đây là mối đe dọa cho quyền lợi của người Anh, không phải chỉ ở Singapore mà còn cả ở Malay nữa.

Cuộc Chiến tranh Lạnh nổ ra năm 1947 và sự kiện Mao Trạch Đông đánh bại Tưởng Giới Thạch ở Trung Quốc năm 1949 càng củng cố quan điểm của Anh cho rằng Singapore là một nước phản bội theo Cộng sản ở vùng Đông Nam Á. Họ tin rằng một nước Singapore độc lập sẽ nhanh chóng nằm dưới quyền kiểm soát của Cộng sản và sau đó Singapore sẽ được dùng làm bàn đạp nhằm phá hoại quyền lợi của phương Tây ở Malay, Indonesia và những nước khác trong vùng Đông Nam Á.

Quân đội của Singapore.

 

Sự thành công của Đảng Cộng Sản Malay trong hàng ngũ công nhân ở Singapore ngay sau những năm hậu chiến càng củng cố thêm cho quan điểm của người Anh cho rằng Singapore sẽ là cái ổ của Cộng sản Trung Quốc nếu không duy trì một chế độ thuộc địa thật cứng rắn ở đó. Những người Hoa ủng hộ Anh Quốc và tầng lớp cai trị của Ấn Độ đều bị khủng hoảng vì chủ nghĩa Cộng Sản đã đe dọa quyền lợi của họ y như đối với quyền lợi của người Anh. Đảng Cộng Sản Malay đã tiến hành cuộc nổi dậy ở Singapore và Malay vào năm 1948, dẫn đến việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp kéo dài mãi đến năm 1960. Sức mạnh của những liên đoàn lao động dưới quyền kiểm của Cộng Sản vào cuối thập niên 1940 và đầu thập niên 1950 cùng với cuộc khởi nghĩa của Đảng Cộng Sản Malay được nhìn trong bối cảnh sự tự hào ngày càng lớn của những người Hoa ở hải ngoại về những thành tựu của chính quyền Cộng Sản ở Trung Quốc. Vào thập niên 1950, phe Cộng Sản chiến thắng và phe những người theo chủ nghĩa dân tộc thất bại chạy sang Đài Loan đang cạnh tranh khốc liệt để giành sự ủng hộ của người Hoa ở hải ngoại. Một lần nữa Singapore lại là tiền đồn sống còn trong chiến dịch vùng Đông Nam Á.

 

Chính quyền tự trị hạn chế của Singapore được hình thành vào năm 1955. Đến năm 1959 Đảng Nhân dân Hành động chiếm được đa số ghế trong Hội đồng Lập pháp, bắt đầu cho sự thắng thế của nền chính trị Singapore, tồn lại cho đến ngày nay. Được lãnh đạo bởi Lý Quang Diệu, một luật sư trẻ tốt nghiệp ở Cambridge, Đảng Nhân dân Hành động là chính đảng của một thành phần nòng cốt mới, được đào tạo ở Anh Quốc và bắt đầu xuất hiện trong thập kỷ 1950. Vốn chịu ảnh hưởng mạnh của tư tưởng dân chủ xã hội Âu Châu, Đảng Nhân dân Hành động đã hoạch định cho sự phát triển của Singapore dựa trên cơ sở một nhà nước hùng mạnh và sự can thiệp vào kinh tế của nhà nước để hình thành một nước Singapore công nghiệp hóa.

 

Những năm đầu thập niên 1960, nước Anh đang tìm một phương thức để chấm dứt sự cai trị trực tiếp ở Singapore nhưng đồng thời vẫn bảo vệ được những lợi ích về chiến lược và thương mại của họ ở đây, áp lực về nền độc lập của Singapore rất nặng nề. Ngoài ra, Anh Quốc còn phải đối mặt với vấn đề của các bang Sabah và Sarawak ở Borneo. Trong thời kỳ của sự phi thực dân hóa, nước Anh phải tìm giải pháp cho những vấn đề thuộc địa ở Singapore và Borneo.

 

Việc hình thành nước Malaysia xem ra giải quyết được mọi vấn đề. Singapore, Sabah và Sarawak sẽ hợp nhất với Malay để thành lập quốc gia mới Malaysia. Những người Hoa chiếm đa số ở Singapore sẽ bị cân đối bởi Malay và những tộc người bản xứ chiếm đa số ở Malay và các bang của Borneo. Quả là một giải pháp chính trị gọn nhẹ. Những thành phần nòng cốt của Anh Quốc và Singapore cũng xem đó là sự hoàn tất tình trạng phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế vốn đã phát triển từ hơn một trăm năm giữa Malay và Singapore.

 

Singapore sẽ giữ quyền kiểm soát một số lĩnh vực trọng yếu, trong đó có giáo dục và giao thông liên lạc, nhằm bù trừ cho tỉ lệ số ghế của họ trong quốc hội của liên bang Malaysia đã bị giảm ít đi so với tỉ lệ dân số của họ. Malay cảm thấy được xoa dịu về sự chiếm ưu thế của người Hoa, trong khi đó Đảng Nhân dân Hành động lại củng cố cho Singapore một tư thế còn mạnh hơn là một chính quyền tiểu bang.

 

Malaysia được thành lập ngày 16 tháng 9 năm 1963. Nhưng đến tháng 9 năm 1965 thì Singapore tách rời khỏi Malaysia, trở thành nước Cộng hoà Singapore độc lập. Về mặt thủ tục thì việc Singapore tách khỏi Malaysia là do sự thỏa thuận giữa chính quyền Liên bang Malaysia và chính quyền Bang Singapore. Nhưng về mặt thực tế thì Singapọre bị buộc phải ra riêng. Hai năm của cuộc hôn nhân này là những năm tháng không hạnh phúc. Các nước Malay càng ngày càng lo sợ rằng Singapore muốn thao túng Malaysia, và sợ rằng Đảng Nhân dân Hành động đang cố gắng tham gia vào những lực lượng của đảng đối lập của người Hoa đang chiếm đa số ở bán đảo Malay nhằm mục đích chiếm đa số ghế trong quốc hội liên bang. Họ sợ sẽ có sự thay đổi về hiến pháp, từ đó khống chế những đặc quyền lớn của người Malay. Đó là hai năm cực kỳ nhậy cảm, với sự cạnh tranh của các sắc tộc và với nỗi sợ hãi của người Malay rằng đất nước của họ sẽ bị “người ngoại quốc” thôn tính.

        

Singapore 1965.

 

Bản thân Lý Quang Diệu cũng bị sốc trước việc Singapore tách khỏi Malaysia. Với sự khôn ngoan của mình, Singapore nhận thấy rằng nền kinh tế của họ có mối liên kết rất chặt chẽ với kinh tế của bán đảo Malay, nên sự phồn vinh về kinh tế sẽ tùy thuộc vào mối liên kết này có còn liếp tục hay không. Singapore e sợ rằng nền kinh tế của họ quá nhỏ bé và dễ bị tổn thương trước thái độ chống lại người Hoa của những người Indonesia và Malay láng giềng.

 

Nhưng ba mươi năm sau Singapore đã là một tấm gương về sự thành công trong kinh tế. Kể từ lúc độc lập vào năm 1965, nền kinh tế của họ đã tăng trưởng ở mức bình quân 9 phần trăm một năm. Năm 1988 thu nhập bình quân đầu người đã gấp gần mười lần so với năm 1965. Sự tăng trưởng kinh tế này là nền tảng cho sự đứng vững của chính quyền Đảng Nhân dân Hành động trong lòng người dân Singapore, bất kể những sự phàn nàn của phương Tây về đường lối của đảng này cũng như sự coi thường những tự do dân sự “kiểu Tây phương” của họ.

Singapore 1965.

 

Ngay cả trước thời kỳ độc lập, chính quyền Singapore do Lý Quang Diệu lãnh đạo đã xác định rằng nền kinh tế của họ phải trải qua những thay đổi nhanh chóng và lớn lao về cơ cấu nếu như họ muốn trở nên thịnh vượng. Trong vòng ba mươi năm Singapore đã chuyển đổi từ một nền kinh tế chủ yếu là kho bãi phân phối sang một nền kinh tế nặng về công nghiệp. Sau ba mươi năm nữa Singapore sẽ tiến tới giai đoạn kinh tế hậu công nghiệp, trong đó hầu hết lợi nhuận của họ sẽ xuất phát từ những loại công nghiệp về dịch vụ, trải rộng từ hoạt động cung cấp tài chính cho khu vực cho đến cung cấp dịch vụ công nghệ cao cho các nước Đông Nam Á để họ sản xuất những sản phẩm công nghệ cao cho thị trường thế giới.

 

Sự tăng trướng kinh tế xuất sắc và liên tục của Singapore sau khi độc lập có thể giải thích một phần là nhờ vị trí chiến lược ở ngay giao lộ của các nước trong khối ASEAN. Với những công nghiệp sử dụng ít lao động được nhập từ Singapore, các nước trong khối ASEAN đã dựa vào quốc gia này để có thêm những sản phẩm và dịch vụ công nghệ tinh vi. Có nhiều nhân tố quan trọng khác trong sự thành công của Singapore. Thứ nhất, Đảng Nhân dân Hành động đã tạo cho Singapore một chính quyền mạnh, ổn định và không tiêu cực. Thứ hai, qua những chính sách như Quỹ Dự phòng Trung ương, trong đó người lao động và người sử dụng lao động phải cùng đóng góp 40% lợi tức của họ vào quỹ lương trợ cấp, từ đó tạo ra một lượng dự trữ quốc gia rất lớn. Thứ ba, nước này đã vận dụng những chính sách nhằm đảm bảo rằng tất cả mọi công dân Singapore đều được hưởng lợi từ sự tăng trưởng kinh tế. Chẳng hạn như, khi Đảng Nhân dân Hành động mới cầm quyền vào năm 1959 hầu hết những người dân Singapore sống trong những căn nhà ổ chuột tồi tàn. Nhưng đến giữa thập kỷ 1990 Singapore đã có tỉ lệ sở hữu nhà đất của người dân cao nhất thế giới, nhờ vào những hoạt động như Quỹ Tín dụng Nhà đất và Quỹ Dự phòng Trung ương mà người lao động có thể mượn tiền trong số họ đã góp vào. Thứ tư, đất nước này đã phát triển được một hệ thống giáo dục xuất sắc gồm các trường phổ thông hỗn hợp, từ đó đào tạo những công nhân có tay nghề vững cần thiết cho việc duy trì một sự tăng trưởng kinh tế ở mức độ cao.

 

Chính quyền ở Sịngapore có khuynh hướng cưỡng chế hơn rất nhiều so với chính quyền ở các nước phương Tây. Một số nhà bình luận cho rằng Đảng Nhân dân Hành động đã gây nhiều khó khăn khi chính đảng đối lập có sự thách thức đối với chính quyền của họ. Đôi khi người ta vận dụng Đạo luật An ninh Quốc gia, vốn do người Anh đưa vào đây, để bắt bớ và cầm tù những người bị coi là nguy hiểm cho nhà nước. Nhiều nhà quan sát phương Tây, và cả rất nhiều những người Singapore, xem chính quyền ở đây là gia trưởng và đôi khi độc đoán nữa. Nhưng bất kể những điều này, chính quyền ở đây rõ ràng là có sự hợp pháp được mọi người ủng hộ vì đó là một chính quyền trong sạch và đã có được những thành tựu đầy ấn tượng về kinh tế và xã hội trong suốt ba mươi năm.

 

Trong suốt mấy thập kỷ vừa qua, chính quyền ở đây đã quan tâm đến việc hình thành một cá tính Singapore. Chính sách ngôn ngữ là một phần quan trọng trong việc khẳng định cá tính này. Vào những năm 1960 họ đặt trọng tâm vào việc học tiếng Malay và tiếng Anh. Chính quyền có chính sách tài trợ cho những người nào mỗi ngày học được thêm một từ mới của tiếng Malay.

 

Khi sự phú cường của Singapore ngày một gia tăng, khi nền kinh tế ngày càng được quốc tế hóa và ít lệ thuộc vào Malaysia, và khi Trung Quốc ngày càng trở nên ít đe dọa mà ngược lại trở thành niềm tự hào cho nhân dân ở đây, Singapore chuyển sang đề cao tiếng Quan Thoại thay vì những ngôn ngữ bản xứ. Trong thời gian về sau Singapore lại có khuynh hướng giữ cho các ngôn ngữ địa phương được tồn tại ngang với tiếng Hoa và tiếng Anh.

 

Nếu như vào những thập kỷ 1960 và 1970 những thành phần ưu tú của Singapore đang hoang mang về cá tính của đất nước họ - họ chỉ đơn thuần là những kiều bào người Hoa hay là một bộ phận chính thức của khu vực?- thì vào thập kỷ 1980 họ đã tự tin hơn rất nhiều vào một tương lai của Singapore trong khu vực các nước ASEAN, và đến thập niên 1990 họ còn tự tin hơn nữa vào khả năng gia tăng sự phồn vinh trong một nền kinh tế ngày càng mở rộng toàn cầu và trong một vùng Đông Nam Á ngày càng phát triển vững mạnh.

 

Đến thập kỷ 1990 Singapore là quốc gia giàu có nhất trong vùng Đông Nam Á (không kể ngoại lệ của quốc gia nhỏ bé Brunei). Đó là một xã hội đầy những mâu thuẫn. Về nhiều mặt, đó là một đất nước Khổng giáo hiện đại - hầu như gia trưởng, đôi lúc độc đoán và người dân có ý thức rất cao về bổn phận đối với đất nước. Lãnh đạo ở đây là những thành phần tinh hoa đoàn kết chặt chẽ với nhau và cùng hướng về Đảng Nhân dân Hành động. Nhà nước giữ quyền hạn tác động ngay cả vào số lượng người trong gia đình, vào mối quan hệ cá nhân của người dân cũng như cấu trúc của nền kinh tế đất nước.

 

Nhà nước trực tiếp sở hữu hoặc kiểm soát những bộ phận lớn trong nền kinh tế và thông qua một công ty đầu tư của nhà nước có cổ phẩn trong những công ty ở Singapore cũng như nước ngoài. Thế nhưng đây cũng là nhà vô địch về tự do kinh doanh, rộng cửa đón nhận những công ty đa quốc gia ở nước ngoài và nuôi dưỡng những công ty đa quốc gia của chính họ. Nước này có những thành tích đáng nể trong việc cung cấp nhà ở với giá thấp, sự giáo dục chất lượng cao và dịch vụ y tế rộng rãi cho mọi công dân. Thế nhưng chế độ phúc lợi xã hội ở đây hầu như không tồn tại, vì họ buộc mỗi cá nhân đều phải làm việc tích cực và tự lực cánh sinh. Đó là một đất nước khuyến khích những hoạt động kinh tế năng nổ và đãi ngộ đối với những năng lực và thành tựu cá nhân. Tuy nhiên đó lại là một đất nước vô cùng khắt khe về đạo đức, với sự kiểm soát của nhà nước đối với những phương tiện truyền thông địa phương và sự kiểm duyệt gắt gao đối với phương tiện truyền thông từ nước ngoài. Công chúng ở đây rất quan ngại đối với sự tha hóa đạo đức của lớp trẻ do những ảnh hưởng văn hóa của phương Tây.

Singapore 1988.

 

Sự thịnh vượng của Singapore tạo ra mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn nhiều nước phương Tây. Trong cuộc cách mạng tin học ngày nay, thuận lợi về vị trí địa lý của Singapore có thể ít quan trọng hơn, nhưng trong bối cảnh của khu vực, nó vẫn giữ một vị trí trọng tâm. Việc hội nhập tích cực của Singapore trong thế chân vạc với Malaysia và Indonesia càng thể hiện rõ đất nước này là động cơ kinh tế của khu vực.

 

Nhìn chung, dưới thời Lý Quang Diệu, Singapore đã phát triển thành một trong những quốc gia sạch đẹp, an toàn và thịnh vượng về kinh tế nhất ở châu Á. Tuy nhiên sự cai trị nghiêm khắc cũng dẫn đến sự phê phán của những người cho rằng sự hưng thịnh của đất nước có được là nhờ vào việc trả giá bằng tự do cá nhân. Đến năm 1990, Lý Quang Diệu xuống làm thủ tướng. Sau đó đến ngày 28/08/1993 cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên của Singapore được tiến hành với kết quả là Ong Teng Cheong là người đứng đầu quốc gia. Trước năm 1993, Singapore theo mô hình thể chế của nước Anh, trong đó thủ tướng là người nắm quyền hành pháp điều hành mọi hoạt động trong nước. Từ 1993 với luật mới của Singapore tổng thống được bầu ra là người có quyền phủ quyết những vấn đề quốc gia và chỉ định các quan chức trong guồng máy hành chính. Nhiệm kỳ của tổng thống là 6 năm. Một Hội đồng Cố vấn Tổng thống được chỉ định để tư vấn cho tổng thống trong các hoạt động của nhà nước. Đến năm 1999 S.R. Nathan được công nhận là tổng thống vì là người duy nhất đủ tư cách tham gia ứng cử cho nhiệm kỳ này. Sau đó đến năm 2001 Singapore đối đầu với tình hình kinh tế tệ hại nhất trong lịch sử khi tổng sản phẩm nội địa giảm 2%. Sang năm 2002 đảo quốc này đã phục hồi trở lại sự tăng trưởng kinh tế, vượt qua được giai đoạn đen tối của năm 2001.

 

Sưu tầm